Thế giới liệu có cây nào sống trên 5.000 năm?
Theo tính toán của các nhà khoa học, một cây cổ thụ thuộc họ bách (Fitzroya cupressoides) có tên Alerce Milenario ở Chile có thể đã sống hơn 5.000 năm.
Cây bách cổ thụ này được đặt tên Alerce Milenario hay Gran Abuelo, có nghĩa là "ông cố". Mới đây, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học môi trường Jonathan Barichivich - hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Khoa học môi trường và khí hậu ở Paris (Pháp) - đã khảo sát tuổi thọ của cây.
Chiều ngang của Alerce Milenario ước tính hơn 4m - (Ảnh: GETTY IMAGES)
Theo tạp chí Science, sau khi sử dụng phương pháp mô phỏng trên máy tính kết hợp cách đếm vòng cây truyền thống, nhóm Barichivich ước tính Alerce Milenario có thể đã sống hơn 5.000 năm.
Theo đó, Barichivich đã dùng một dụng cụ đục lỗ mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây để tính số vòng thân. Mục tiêu của nhóm là đếm thủ công số vòng, từ đó suy ra độ tuổi của "ông cố".
Tuy nhiên nhóm chỉ có thể khoét 2.400 vòng cây, sau đó phải dùng phương pháp khác để ước tính phần tuổi còn lại của cây. Nhóm nghiên cứu phần lõi hoàn chỉnh từ các cây "anh em" của Alerce Milenario, đồng thời tính toán thêm các yếu tố môi trường, biến đổi ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Cuối cùng, nhóm hiệu chỉnh mô hình mô phỏng các độ tuổi có thể của cây, xác suất cho mỗi tuổi ứng với đặc điểm vòng thân dễ xảy ra nhất. Cuối cùng, nhóm cho ra kết quả rằng xác suất Alerce Milenario sống hơn 5.000 tuổi lên đến 80%. Cụ thể, độ tuổi của cây có thể vào khoảng 5.484 tuổi.
"Ông cố" Alerce Milenario của người Chile - (Ảnh: SCIENCE)
Nếu được công nhận, Alerce Milenario có thể phá vỡ kỷ lục của cây đang sống lâu nhất hiện tại là Methuselah - một cây thông lông cứng ở phía đông California hiện khoảng 4.853 năm tuổi. "Chúng tôi khá bất ngờ với kết quả, tôi đã nghĩ 'ông cố' chỉ khoảng 4.000 tuổi", Barichivich nói.
Ông Nathan Stephenson - nhà khoa học danh dự tại Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ - cho rằng nghiên cứu của Barichivich rất thú vị, tuy nhiên sẽ cần thêm một vài phương pháp kiểm tra chéo trước khi giới khoa học chính thức công nhận kỷ lục cho Alerce Milenario.
Một số nhà sinh vật học khác khó tính hơn. Theo họ, số vòng thân là tiêu chuẩn "vàng" để xác định độ tuổi của cây. "Chúng tôi thường yêu cầu mọi vòng phải được tính đầy đủ", tiến sĩ Ed Cook từ Đại học Columbia (Mỹ) khẳng định.
Du khách đến thăm Alerce Milenario - (Ảnh: CHILE TRAVEL)
Theo Barichivich, độ tuổi chắc chắn trên 4.000 của Alerce Milenario cho thấy nó là một tài sản quý của Chile và cần được bảo vệ tốt hơn. Ông cho rằng việc xây dựng một số công trình cho du khách ngắm "ông cố" có thể gây hư hại cho rễ cây. Chưa kể khí hậu cũng trở nên khô hơn, khiến rễ cây khó lấy nước hơn.
Pablo Cunazza Mardones - quan chức thuộc đơn vị bảo vệ rừng Chile - cho biết hạn chế về ngân sách cũng gây trở ngại cho những nỗ lực bảo vệ cây.

Côn trùng sống ngắn nhất - Phù du (Ephemeridae)
Phù du trưởng thành không sống trọn 1 ngày, thường chỉ mấy tiếng đồng hồ là chết. Phù du trưởng thành sống ngắn ngủi như vậy, nhưng phù du ấu trùng lại sống khá lâu. Phù du trưởng thành giao phối xong đẻ trứng vào nước, ấu tr

Bí ẩn hoa tre "trăm năm nở hoa một lần" không phải ai cũng biết
Tre có hoa thậm chí còn kết quả - nhưng không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa "trăm năm có một" này.

Dê chuyển gen cung cấp sữa người
Một cơ sở thực nghiệm tại Nga sắp tới có thể sản xuất các chất thay thế sữa mẹ sau khi đã thử thành công trên chuột.

Từ hỗn loạn thành trật tự: Kiến tìm thức ăn như thế nào?
Loài kiến có tài chiến lược giải quyết các vấn đề phức tạp, điều này có thể áp dụng rộng rãi như là các kĩ thuật tối ưu hóa.

Cây bạch đàn 7 sắc cầu vồng kỳ lạ
Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) là một loài cây thường xanh khổng lồ.

Kinh dị loài cây chứa chất độc mạnh đến nỗi khỉ không dám leo, sờ vào mù mắt!
Chỉ với dáng vẻ bên ngoài có thể dễ dàng nhận diện cây Vông Đồng là một loài thực vật nguy hiểm. Chúng được biết đến là một trong 5 loài cây độc nhất thế giới.
