Trung Quốc phát triển "Ngôi sao Tử thần" tiêu diệt vệ tinh ngay trên quỹ đạo

Các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định họ đã tạo ra được “Ngôi sao Tử thần” thật ngoài đời, có khả năng tiêu diệt vệ tinh kẻ địch ngay trên quỹ đạo.

“Ngôi sao Tử thần” vốn là tên của trạm vũ trụ khổng lồ giả tưởng trong loạt phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) đình đám. Theo đó, “Ngôi sao Tử thần” trong Star Wars được trang bị siêu tia laser có khả năng hủy diệt hành tinh.

Trung Quốc phát triển Ngôi sao Tử thần tiêu diệt vệ tinh ngay trên quỹ đạo
"Ngôi sao tử thần" này có thể tập trung dồn nhiều chùm bức xạ vi sóng mạnh vào một mục tiêu.(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã tạo được “Ngôi sao Tử thần” ngoài đời thực. Họ cho biết vũ khí này tích hợp nhiều xung bức xạ vi sóng nhỏ thành một chùm năng lượng cao nguy hiểm. Như vậy, “Ngôi sao Tử thần” đời thực này có thể tập trung dồn nhiều chùm bức xạ vi sóng mạnh vào một mục tiêu duy nhất. Để có thể hợp nhất, các chùm bức xạ vi sóng mạnh phải đánh trúng đúng mục tiêu trong vòng 170 pico giây.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), độ chính xác cần thiết này còn lớn hơn nhiều so với các đồng hồ nguyên tử sử dụng cho vệ tinh GPS. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng họ đã giải quyết được vấn đề này và đạt được đồng bộ hóa chính xác thời gian cực cao. Họ còn nói rằng công nghệ mới này có thể chặn tín hiệu của GPS và các vệ tinh Mỹ. Ngoài ra, nó còn đáp ứng được nhiều mục đích như huấn luyện, tập trận và thử nghiệm vũ khí mới.

Tờ The Sun (Anh) đưa tin, hệ thống vũ khí này gần đây đã hoàn thành quá trình thử nghiệm để sử dụng với mục đích quân sự. Các ấn phẩm học thuật của Trung Quốc cho rằng vũ khí chùm vi sóng được phát triển nhiều hơn để sử dụng trên vũ trụ, trong khi các loại tia laser tiên tiến đang được tạo ra để sử dụng trên đất liền, trên biển hoặc trên không.

Trung Quốc trước đây từng phát triển vũ khí vi sóng năng lượng cao (HPM) có năng lực gây gián đoạn cho hệ thống radar, máy tính, cơ sở hạ tầng viễn thông và thậm chí cả tên lửa và vệ tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc ra mắt tên lửa Trường Chinh 9 mới: Cuộc đua vào không gian sẽ bước sang trang mới!

Trung Quốc ra mắt tên lửa Trường Chinh 9 mới: Cuộc đua vào không gian sẽ bước sang trang mới!

Trong tương lai, khi chi phí du hành vũ trụ giảm xuống nhờ công nghệ tái sử dụng, việc khám phá các hành tinh và thiên thể khác sẽ không còn xa vời.

Đăng ngày: 08/11/2024
Vệ tinh thủng lỗ sau va chạm ngoài không gian

Vệ tinh thủng lỗ sau va chạm ngoài không gian

Ảnh selfie của vệ tinh MP42 cho thấy một lỗ thủng rộng 6 mm trên pin mặt trời, nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vấn đề rác vũ trụ.

Đăng ngày: 08/11/2024
NASA bắt được tín hiệu lạ dẫn tới siêu vật thể từ cõi chết

NASA bắt được tín hiệu lạ dẫn tới siêu vật thể từ cõi chết

Một dao động lạ trong dữ liệu từ kính viễn vọng NICER của NASA đã đưa các nhà khoa học đến một vật thể tử thần quay tận 716 lần/giây.

Đăng ngày: 07/11/2024
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng

Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng

Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh "Thần hỗn loạn" có thể bị biến đổi khi bay ngang qua Trái đất

Theo một nghiên cứu mới, lở đất và chấn động có thể làm thay đổi tiểu hành tinh Apophis khi nó va chạm với Trái đất vào năm 2029.

Đăng ngày: 07/11/2024
Công ty Trung Quốc sẽ chế tạo tên lửa lớn hơn Starship

Công ty Trung Quốc sẽ chế tạo tên lửa lớn hơn Starship

Công ty khởi nghiệp Cosmoleap sẽ chế tạo tên lửa tái sử dụng có thể thu hồi bằng hệ thống đũa máy tương tự tàu Starship của SpaceX.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tàu thăm dò Einstein của Trung Quốc phát hiện vật thể không gian bí ẩn nhấp nháy như pháo hoa

Tàu thăm dò Einstein của Trung Quốc phát hiện vật thể không gian bí ẩn nhấp nháy như pháo hoa

Sự kiện này được cho là thách thức đối với các kính viễn vọng tia X và đa bước sóng khác để phát hiện.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News