Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ "ăn thịt" hành tinh?

Những hành tinh xấu số và hành động gây rùng mình của các vì sao rực rỡ nhất trên bầu trời đêm vừa được khám phá bởi các nhà khoa học Mỹ.

Theo SciTech Daily, trong 25 năm hành trình tìm kiếm ngoại hành tinh vừa qua, các nhà khoa học đã có hàng nghìn khám phá đủ loại, nhưng hơn 99% là hành tinh quay quanh những ngôi sao từ nhỏ đến trung bình.

Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời - nhóm sao khổng lồ loại A màu xanh lam như Sirus hay Vega - được kỳ vọng sở hữu những hành tinh khí khổng lồ, lại hiện ra với vùng lân cận trống trải.

Nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Berkeley - Mỹ đã đi tìm câu trả lời, và nó thực sự gây giật mình. Họ đã tìm được một hành tinh thuộc về nhóm 1% ít ỏi quay quanh một ngôi sao khổng lồ nóng bỏng. Hành tinh mang tên HD 56414 b, kích thước cỡ sao Hải Vương.

Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ ăn thịt hành tinh?
HD 56414 b và sao mẹ "quái vật" - (Ảnh: UC BERKELEY)

Hành tinh này quay khá xa ngôi sao mẹ, và dường như chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn - điều tiết lộ hành vi kỳ lạ của sao mẹ: "Ăn thịt" chính các hành tinh khí mình sinh ra.

Thật ra, các hành tinh đó không hề biến mất hẳn, mà chúng chỉ còn trơ một lõi đá bé nhỏ, thứ không còn có thể phát hiện qua các phương tiện quan sát thiên văn. Các ngôi sao loại A có bức xạ cực mạnh, do đó đã "lột vỏ" bầu khí quyển của bất kỳ hành tinh nào ở gần nó.

Với hành tinh khí, bầu khí quyển là phần chủ yếu cấu thành nên khối cầu, phần lõi đá thường rất nhỏ. Do đó một hành tinh khí bị "lột vỏ" trở nên quá bé nhỏ và tối tăm.

Khác với các hành tinh quay quanh các ngôi sao loại F, G, K và M, thường nhận được lượng lớn cả tia X lẫn tia cực tím, các hành tinh quay quanh sao loại A lại chịu nhiều bức xạ gần cực tím hơn bức xạ tia X và tia cực tím, và cũng bị tàn phá nặng nề hơn. Mặt Trời của chúng ta là một sao loại G, và đó là may mắn cho Trái Đất.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Jounal Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga lần đầu công khai mô hình trạm vũ trụ tương lai

Nga lần đầu công khai mô hình trạm vũ trụ tương lai

Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) lần đầu công bố mô hình trạm vũ trụ mới ngày 15/8. Hiện chưa rõ thời điểm Nga phóng trạm này lên không gian.

Đăng ngày: 16/08/2022
Một phần Trái đất vỡ ra, đang lang thang ngoài vũ trụ?

Một phần Trái đất vỡ ra, đang lang thang ngoài vũ trụ?

Nghiên cứu mới dựa trên 6 mảnh thiên thạch thu thập từ Nam Cực đã hé lộ thêm một phần bí ẩn về hành tinh giả thuyết Theia, Trái đất và Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/08/2022

"Đôi cánh" pin Mặt trời của trạm vũ trụ Trung Quốc dịch chuyển

Hệ thống pin với tổng chiều dài hơn 55 m của module Vấn Thiên có thể thay đổi theo hướng Mặt Trời khi trạm Thiên Cung di chuyển.

Đăng ngày: 16/08/2022
Hôm nay hành tinh có 29 mặt trăng áp sát Trái đất, mắt thường nhìn được

Hôm nay hành tinh có 29 mặt trăng áp sát Trái đất, mắt thường nhìn được

Ngày 15-8, hành tinh khổng lồ sở hữu 29 mặt trăng - trong đó có 2 mặt trăng được NASA cho là có đại dương, oxy và thậm chí sự sống là Enceladus và Dione - đi đến điểm gần Trái Đất nhất.

Đăng ngày: 15/08/2022
Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Trên thực tế, sao Diêm Vương có rất nhiều cấu trúc bề mặt khổng lồ. Nhờ những cấu trúc địa chất kỳ lạ này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sao Diêm Vương có khả năng có một đại dương dưới bề mặt.

Đăng ngày: 15/08/2022
Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?

Từ trường trái đất là lớp bảo vệ không thể thiếu cho sự sống trên Trái đất, nhưng những năm gần đây các nhà khoa học châu Âu đã theo dõi và nhận thấy sức mạnh của nó đang suy yếu.

Đăng ngày: 14/08/2022
10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm

10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm

Tuy khả năng phân chim rơi trúng đầu bạn còn cao hơn nguy cơ rác vũ trụ rơi xuống, nhưng không phải không thể xảy ra, thậm chí đã có các trường hợp bị thương và thiệt hại về tài sản vì rác vũ trụ.

Đăng ngày: 14/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News