Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Bordeaux (Pháp), Đại học Rice và Đại học bang Oklahoma (Mỹ) đã xây dựng một mô hình tái hiện sự tiến hóa của Hệ Mặt trời từ thuở sơ khai, dựa trên những dữ liệu do các tàu vũ trụ và cơ quan vũ trụ khắp thế giới thu thập được.

Họ phát hiện ra rằng một hoặc nhiều vật thể có kích thước hành tinh có thể đã bị bắt giữ bởi cấu trúc bí ẩn gọi là "Đám mây Oort".


Ảnh đồ họa mô tả "hành tinh thứ 9" ẩn nấp đâu đó ngoài rìa Hệ Mặt trời - (Ảnh: NASA).

"Đám mây Oort" không phải là mây theo nghĩa đen, mà là một tập hợp khổng lồ các vật thể băng giá trải dài trong vùng không gian cách xa từ vài trăm tỉ đến vài ngàn tỉ dặm từ Mặt Trời.

Khoảng 4,5 tỉ năm trước, khi Hệ Mặt trời mới hình thành, lực hấp dẫn đã gửi các mảnh vụn từ các đám mây bụi tiền hành tinh đang nguội đi nhanh chóng đi xa theo cách mà người ta đánh một quả bóng billiard văng ra xa.

Một số trong các mảnh này có khả năng trở thành một hành tinh thực thụ. Có mảnh tìm được "mái nhà" mới, tức vô tình văng trúng vào một hệ sao khác và được giữ lại.

Theo Live Science, đó không chỉ là giả thuyết, bởi các "hành tinh bị chối bỏ" như vậy đã được ghi nhận thông qua các quan sát ở các hệ sao xa xôi khác.

Có hai kịch bản xảy ra để "Đám mây Oort" sở hữu một hoặc vài hành tinh ẩn nấp bên trong.

  • Kịch bản thứ nhất, "Đám mây Oort" đã kịp giữ lại một tiền hành tinh nào đó do chính Hệ Mặt trời hất văng ra. Xác suất cho kịch bản này là 0,5%.
  • Kịch bản thứ hai, một hành tinh hình thành từ mảnh tiền hành tinh của một hệ sao khác đã vô tình đi ngang qua và bị "Đám mây Oort" bắt lại, với xác suất lên đến 7%.

Tuy nhiên, hành tinh thứ 9 này sẽ không phải "hành tinh X" mà một số nhóm nhà khoa học tìm kiếm, tức vật thể ma quái dường như đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của Sao Hải Vương và các mảnh vụn khác quanh nó.

Hành tinh bí ẩn, hoặc các hành tinh bí ẩn nằm trong "Đám mây Oort", sẽ quá xa để ảnh hưởng đến Sao Hải Vương, cũng như đem đến nhiều thử thách lớn trong việc nắm bắt nó trực tiếp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News