Tại sao chúng ta nên ăn 3 bữa một ngày, nó quan trọng như thế nào?
Rất nhiều người trong chúng ta sẽ giật mình khi nhớ lại thói quen ăn uống của chính mình, bởi phần lớn rất thất thường. Có những người thích ăn vặt và hầu như không bao giờ nấu ăn, đồng thời có một thói xấu nữa là thường bỏ bữa cho đến khi trong người cảm thấy nôn nao. Đối với họ, việc ăn đúng giờ và đủ 3 bữa mỗi ngày thực sự như một "chiến thắng" hiếm hoi đối với chính bản thân mình.
Theo Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ, tỷ lệ những người ăn đủ 3 bữa một ngày đã giảm đáng kể từ những năm 1970 đến 2010 (73% xuống 59% ở nam giới và 75% xuống 63% ở nữ giới). Thực tế thì những con số đó còn giảm nhiều hơn nữa trong 12 năm kể từ cuộc khảo sát đó.
Vậy có sự khác biệt quan trọng nào khi bạn ăn ba bữa so với chỉ ăn một bữa, hay thậm chí là 5, 6 bữa. Nếu ăn ba bữa thực sự tốt thì tại sao nó lại khó khăn đối với nhiều người đến vậy. Hãy xem chuyên gia dinh dưỡng nói gì và nó có thể giúp ích cho bạn để thay đổi thói quen ăn uống theo chiều hướng tốt hơn.
Số bữa ăn trong một ngày không phải là chìa khóa quan trọng vì cơ thể mỗi người là khác nhau.
Mặc dù bây giờ chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng việc chia chế độ ăn uống hàng ngày của bạn thành ba bữa bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn và nó vẫn chưa được áp dụng ở một số nơi trên thế giới.
Trước thời kỳ công nghiệp hóa, người dân Mỹ có xu hướng chỉ ăn hai bữa lớn, cung cấp năng lượng cho cơ thể để lao động ngoài trời ở nông thôn. Ở La Mã cổ đại, phong tục là ăn một bữa lớn, cộng với hai bữa nhẹ với lượng thức ăn nhỏ.
Ở Mỹ, thói quen ăn uống hiện nay của con người thường được tổ chức xung quanh ngày làm việc hoặc ngày đi học. Nhưng bỏ các chuẩn mực văn hóa sang một bên, không có lý do khoa học nào để bạn ăn đúng ba bữa mỗi ngày.
Marissa Kai Miluk, một chuyên gia dinh dưỡng chuyên về ngăn chặn việc ăn uống vô độ, cho biết số bữa ăn trong một ngày không phải là chìa khóa quan trọng vì cơ thể mỗi người là khác nhau.
Trong những năm qua, nhiều điều tra về dinh dưỡng cho thấy lợi ích của việc ăn nhiều bữa hơn, cũng như mặt trái của nó. Hay các nghiên cứu tìm thấy lợi ích của việc ăn ít thường xuyên hơn.
Khuyến nghị ăn 3 bữa một ngày không phải là không có cơ sở. Theo tính toán, một người trưởng thành trung bình cần 2.000 calo mỗi ngày để hoạt động trong một số giờ nhất định, còn lại là ngủ sẽ cần ít năng lượng hơn.
Dựa trên những nghiên cứu và thực hành sức khỏe được đánh giá ngang hàng, 3 bữa ăn mỗi ngày là khuyến nghị chung để khuyến khích việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Trừ khi ai đó thiếu thời gian nghiêm trọng hoặc không được tiếp cận thực phẩm an toàn, bạn sẽ không được khuyên nên ăn ít hơn 3 bữa mỗi ngày. Vì điều đó sẽ đòi hỏi bạn thu nạp một lượng lớn dưỡng chất trong một lần ngồi xuống bàn ăn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Tuy nhiên, phép toán có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sức khỏe và lịch trình của bạn, chưa kể đến rất nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như quan trọng hơn số lượng bữa ăn là sự nhất quán. Việc bỏ bữa chờ ăn cả ngày và các kiểu ăn uống không nhất quán khác có thể dẫn đến một loạt các kết quả không mong muốn, từ tăng huyết áp đến lượng đường trong máu cao hoặc thấp.
Có một câu hỏi được đặt ra là có cách nào để biết liệu cách ăn uống của bạn có lành mạnh hay không? Chuyên gia nói rằng nếu bạn thường xuyên thay đổi tâm trạng, nôn nao, thèm ăn thất thường, luôn ăn vội vàng hay say sưa ăn uống có thể là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn có thể cần phải đánh giá lại cách ăn uống và mối quan hệ của mình với thực phẩm.
Đối với nhiều người, để có những bữa ăn bình thường có thể rất khó khăn so với tưởng tượng.
Đôi khi thay đổi lịch trình ba bữa một ngày đơn giản chỉ là sự lựa chọn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn thích ăn bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thích hợp mỗi ngày, thì điều đó cũng có thể là một thách thức. Vì không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được thời điểm bạn có thể ngồi xuống và ăn, hoặc lựa chọn thực phẩm nào có sẵn. Sức khỏe tinh thần và căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
Ngoài ra, để chuẩn bị một bữa ăn cần đòi hỏi cả lao động thể chất và tinh thần, bên cạnh thời gian và tiền bạc. Ngay cả quá trình tìm ra những gì để ăn nhiều lúc cũng khiến bạn cảm thấy như là trở ngại không thể vượt qua khi bạn còn có hàng triệu thứ khác trong đầu.
Đó là chưa kể còn có văn hóa ăn kiêng, thứ khiến bữa ăn thậm chí còn trở nên đau đầu hơn nữa khi bạn đang đánh đồng một cơ thể gầy với sức khỏe, hay sức khỏe với đạo đức.
Có rất nhiều áp lực để ăn số lượng và loại bữa ăn "phù hợp" bao gồm việc tự nấu tất cả chúng, sử dụng nguyên liệu tươi sống, hay khi bạn phải dựa trên một ngân sách để vừa làm việc vừa chăm sóc những người thân yêu. Cũng chính vì lý do đó mà nhiều người đã lựa chọn một món ăn nhẹ cho qua bữa.
Trong khi số người ăn ba bữa một ngày đã giảm trong vài thập kỷ qua, nhưng có vẻ mọi người đang ăn nhiều calo hơn về tổng thể, vì đồ ăn nhanh, bản chất vốn chứa nhiều calo.
Ở một số quốc gia, việc tiếp cận nguồn thực phẩm bổ dưỡng bổ dưỡng tương đối dễ dàng, thậm chí bạn không cần phải tự nấu ăn. Những con đường ẩm thực địa phương ở Mexico và Ghana, giúp bạn dễ dàng có được một bữa ăn rẻ và ngon, được chuẩn bị đầy đủ ngay cả khi chỉ đi bộ trên đường. Chẳng hạn như một bữa ăn nhẹ được làm từ protein và sản phẩm địa phương hoặc một bó trái cây tươi.
Trước đây, chỉ những gia đình thuê người giúp việc mới ăn cơm nhà hàng ngày. Còn hiện nay ở các thành phố, tầng lớp lao động chủ yếu ăn uống từ các quán hàng nhỏ và những người bán hàng rong. Ăn uống tập thể cũng là một truyền thống đáng trân trọng trong nhiều nền văn hóa, cả ở Mỹ và trên toàn cầu.
Ba bữa ăn một ngày cũng không phải con số kỳ diệu, nó chỉ là một tiêu chuẩn để giúp đảm bảo bạn ăn đủ. Tuy nhiên đối với cuộc sống hiện đại dường như điều đó trở nên vô cùng khó khăn.
Ăn uống tập thể cũng là một truyền thống đáng trân trọng trong nhiều nền văn hóa.
Đầu tiên bạn nên chấp nhận rằng việc vất vả nấu 3 bữa ăn ở nhà mỗi ngày không phải là điều không thực hiện được. Hãy tự thay đổi bản thân từ những điều nhỏ nhất.
1. Quay lại với kiến thức cơ bản về sức khỏe
Hãy nhớ nằm lòng rằng 3 bữa một ngày không phải là nguyên tắc vàng trong ăn uống nhưng là điều cần thiết để bạn cải thiện những khó khăn đang gặp với bữa ăn hằng ngày của mình. Các khách hàng tìm đến chuyên gia dinh dưỡng Miluk cũng thường xuyên được khuyên nên ưu tiên ăn ba bữa một ngày.
Lịch trình bữa ăn hàng ngày cung cấp một "nền tảng vững chắc" cho phép bạn xây dựng lại niềm tin vào cơ thể và điều chỉnh lại sự thèm ăn của mình.
Mặc dù thực hiện điều này này không phải khi nào cũng thuận buồm xuôi gió nhưng nếu có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có được những lợi thế. Mỗi khi bạn ăn được cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, bạn sẽ học được cảm giác tận hưởng cuộc sống với năng lượng ổn định.
2. Không phán xét việc nên ăn gì
Thay vì luôn cố gắng ăn đúng cách với những thực phẩm được cho là tốt, bạn nên tập trung vào những gì thực tế và thuận tiện cho bạn nhất.
Việc ăn uống không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn là sự thoải mái, hãy nhắc nhở bản thân rằng mình xứng đáng với số tiền và công sức bỏ ra để nuôi sống bản thân.
3. Kiểm tra chính bản thân
Theo chuyên gia Miluk, sau khi bạn đã cảm thấy thoải mái với việc ăn ba bữa một ngày, bạn có thể tập trung vào việc điều chỉnh các tín hiệu của cơ thể và sử dụng thang đo mức độ đói để duy trì một lịch trình ăn uống phù hợp nhất với mình.
Hãy tính đến sở thích ăn uống, nhu cầu, giá trị sức khỏe, lịch trình và khả năng tiếp cận của chính bạn. Bạn có thể nhận hướng dẫn từ chuyên gia, nhưng nên nhớ rằng không có một đơn thuốc phù hợp cho tất cả về thời điểm hoặc những gì nên ăn.
Chìa khóa để biết thời gian ăn tối ưu cho bản thân là điều chỉnh thế giới xung quanh và thành thật với chính mình.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
Bạn cảm thấy thế nào khi ăn sáng, trưa và tối liên tục so với khi bỏ bữa?
Các bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ có được duy trì cho đến những bữa ăn tiếp theo không?
Khi bạn di chuyển hoặc hoạt động trong một khoảng thời gian dài mà không có một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn có nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về sự tập trung, năng lượng hoặc tâm trạng của mình không?
Bạn có hay chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể mình khi bạn đói hay no không?
Sự thèm ăn của bạn có duy trì sự ổn định không hay bạn chỉ thích ăn nhiều hơn vào những thời điểm nhất định?
Việc tin tưởng và điều chỉnh cơ thể của chính mình quan trọng hơn bất kỳ quy tắc ăn kiêng hay cẩm nang nào về sức khỏe.