Tàu vũ trụ Dart của NASA đã gián tiếp bắn phá hành tinh khác?

Cú lao mình cảm tử của tàu NASA mang tên DART đã gây ra tác động mạnh tới nỗi hành tinh láng giềng của chúng ta cũng "hứng đòn".

Một phân tích mới đã tiết lộ rằng một số tảng đá từ tiểu hành tinh Dimorphos mà tàu DART của NASA lao vào năm 2022 có thể đang trong quá trình va chạm với sao Hỏa, hành tinh láng giềng của chúng ta, theo Science Alert.


Các hố va chạm có đường kính lên tới 300m có thể xuất hiện trên hành tinh đỏ do tác động gián tiếp từ cú lao mình của tàu DART - (Ảnh đồ họa AI)

DART là tàu vũ trụ được sử dụng trong Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART), trong đó tiểu hành tinh nhỏ hơn trong cặp đôi Didymos - Dimorphos gần Trái đất đã bị DART lao thẳng vào.

Đây là một thử nghiệm với kịch bản giả định rằng Dimorphos có khả năng va chạm Trái đất, nhằm chuẩn bị cho các mối đe dọa thực sự trong tương lai.

Từ đó cho đến nay, NASA và các cơ quan vũ trụ đối tác vẫn luôn theo dõi tác động này.


Tàu DART lao mình vào Dimorphos - (Ảnh đồ họa: NASA).

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nà thiên văn học Marco Fenucci từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Albino Carbognani từ Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Ý đã chỉ ra khả năng sao Hỏa "hứng đòn" trong báo cáo vừa công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Cuộc điều tra của họ tập trung vào các mô phỏng số của vụ va chạm, tiết lộ các tác động từ bây giờ cho đến 20.000 năm sau, đặc biệt tập trung vào 37 tảng đá được Kính viễn vọng không gian Hubble xác định, kích thước từ 4-7 m.

Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng Trái đất vẫn ổn. Một số tảng đá đến gần, nhưng đủ gần để gây ra mối đe dọa.

Nhưng 4 trong số những tảng đá sẽ đến đủ gần sao Hỏa để có thể đâm thẳng xuống bề mặt – 2 tảng đá trong vòng 6.000 năm kể từ bây giờ và 2 tảng đá trong 15.000 năm nữa.

Nếu các tảng đá nhỏ đó lao vào Trái đất, nó sẽ nhanh chóng bị bầu khí quyển đốt cháy và có thể biến mất từ lâu trước khi chạm được bề mặt. Nhưng sao Hỏa không được bảo vệ bởi lớp đệm khí quyển tốt như Trái đất.

Theo tính toán, chúng có thể tạo ra những miệng hố nhỏ có đường kính lên tới 300 m trên hành tinh láng giềng của chúng ta.

Điều đó dường như không phải là vấn đề lớn vào lúc này, bởi vì không có ai trên sao Hỏa lúc này.

Nhưng nếu các cơ quan vũ trụ triển khai các sứ mệnh nhắm vào sao Hỏa trong tương lai, họ sẽ cần cân nhắc mối nguy cơ đối với các tàu vũ trụ vào thời điểm các tảng đá này giao nhau với quỹ đạo của sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tốc độ giãn nở của vũ trụ đang chậm lại so với vài tỷ năm trước

Tốc độ giãn nở của vũ trụ đang chậm lại so với vài tỷ năm trước

Những tín hiệu về tốc độ thay đổi của vũ trụ đã được phát hiện bởi Thiết bị quang phổ năng lượng tối (DESI), đặt trên đỉnh kính viễn vọng tại Đài Thiên văn quốc gia Kitt Peak ở bang Arizona của Mỹ.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News